Thủ tục tạm ngừng kinh doanh là gì?
Khi tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Nó là giải pháp được nhiều doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn, nhằm có thể giảm tối đa chi phí, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tìm cơ hội mới trong tiếp cận thị trường, nguồn vốn…
Những thủ tục tạm ngừng kinh doanh khá đơn giản nhưng nếu trường hợp doanh nghiệp không nắm rõ thì nó có thể ảnh hưởng đến thời gian dự kiến ngừng kinh doanh, gặp rắc rối trong vấn đề kê khai, nộp thuế…
Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết vấn đề về doanh nghiệp, kế toán Yến Nhi tự tin sẽ giúp quý doanh nghiệp giải đáp mọi vướng mắc về thủ tục pháp lý khi tiến hành thực hiện các thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép gồm những gì?
Hồ sơ thông báo tạm ngừng hoạt động bao gồm:
- Thông báo xin tạm ngừng kinh doanh;
- Biên bản cuộc họp hội đồng quản trị/ hội đồng các thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;
- Văn bản quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ:
- Đăng công bố thông tin bất thường: Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh
Các điều kiện cần có để thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không bị đóng mã số thuế. Nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế, vì thế không kê khai thuế đầy đủ cho nhà nước. Khi có những vi phạm như như thế, Chi cục thuế quản lý sẽ tiến hành đóng mã số thuế đối với các doanh nghiệp có vi phạm trên. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngừng, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động tới cơ quan đăng ký kinh doanh trước 3 ngày khi doanh nghiệp tạm ngừng.
Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Theo quy định ngày trước, thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là hai năm. Tuy nhiên theo nghị định mới 01/2021/NĐ-CP không còn quy định này nữa. Vì thế, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa không quá một năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thực hiện việc tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp.
Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh tại kế toán Yến Nhi
Khi sử dụng dịch vụ tại kế toán Yến Nhi, quý doanh nghiệp sẽ được đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm tư vấn và đồng hành trong quá trình thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh một cách nhanh nhất.
Trong quá trình thực hiện kế toán Yến Nhi sẽ cung cấp những dịch vụ sau đây:
- Tư vấn kỹ các vấn đề liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh trước khi tiến hành thực hiện thủ tục;
- Tư vấn và hướng dẫn kỹ quý khách hàng chuẩn bị những hồ sơ cần thiết;
- Soạn thảo các tài liệu cần thiết cho việc tạm ngừng kinh doanh;
- Trực tiếp tiến hành nộp hồ sơ và thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu:
- Tư vấn các vấn đề phát sinh sau khi hoàn thành thủ tục
Các dịch vụ tại kế toán Yến Nhi
- Dịch vụ kế toán trọn gói
- Dịch vụ thành lập doanh nghiệp
- Dịch vụ làm chữ ký số
- Dịch vụ làm hóa đơn điện tử
- Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh
- Dịch vụ làm bảo hiểm xã hội